Mua nhà giữa người giàu và người nghèo

mua nhà

Tại sao có người nghèo vì mua nhà, lại có người sau khi mua nhà cuộc sống lại trở nên giàu có?

ĐIỀU 1. Mua nhà để ở và để làm tài sản 

Trước tiên tự hỏi mình một câu. Nhà của bạn mua để làm gì?

Câu trả lời sẽ cho bạn biết căn nhà của bạn là “tài sản” hay “tiêu sản”.

– Nhà là TIÊU SẢN khi bạn trả lời là “MUA ĐỂ THOÁT CẢNH Ở TRỌ”. Nếu giờ bạn chỉ nghĩ mua cái nhà để có mái che đi ra đi vào. Chắc chắn căn nhà đó chỉ là thứ khiến bạn nghèo thêm. Vì sao?

Vì bạn phải sống vật vã để mua nó. Tiết kiệm để có tiền đặt cọc xong lại cày vì nó để trả hết số nợ.

Cuộc sống không bao giờ sáng sủa. Chỉ có cày và sống tiết kiệm để trả nợ.

Vòng xoáy đó khiến bạn luôn mang tâm lý “phải sống tiết kiệm”. Phải “cố tiết kiệm” mà chẳng bao giờ thoải mái.

– Nhà chỉ là TÀI SẢN khi bạn trả lời “MUA NHÀ ĐỂ KIẾM TIỀN”. Thật sự như thế,

ĐIỀU 2. Dùng tiền lương và tiền dư dả mua nhà 

Người nghèo thông thường là sử dụng tiền lương của mình để chi trả cho chi phí sinh hoạt.  Và dùng số tiền để dành mỗi tháng của mình mua các sản phẩm gọi là “tiêu sản”.

Sau đó vì trả tiền lãi mà phải chi tiêu càng ngày càng nhiều. Dẫn đến việc không để dư được đồng nào dẫu thu nhập có tăng.

Trong khi người giàu không nghĩ thế. Họ chỉ mua nhà khi thừa khả năng, không động chạm đến tiền lương, tiền gửi tiết kiệm của họ.

=> Ở điều 2 này sẽ cho ta nhìn nhận lại bạn là người giàu hay người nghèo?

Nếu đang có tư tưởng của người nghèo, chỉ lấy căn nhà làm động lực để sống tiết kiệm thì đừng nghĩ tới nữa nó chỉ làm bạn khổ thêm.

Muốn mua nhà, hãy suy nghĩ theo hướng lấy căn nhà làm động lực để kiếm thêm thu nhập từ việc đầu tư/kinh doanh.

ĐIỀU 3. Mua nhà để không mắc nợ hay đổi nợ lấy căn nhà 

Nghe có vẻ ngược ha. Bình thường là người nghèo mới cần mượn nợ để mua nhà vì họ ít tiền; người giàu sẽ dư dả cần gì vay mượn.

Nhưng thực tế ngược lại, người nghèo thường chỉ thấy bất an. Không dám vay mượn sợ trả không nổi nên chỉ ráng cày, nhịn ăn cho đủ mua căn nhà.

Và người giàu thì lại không “khờ” như thế. Họ dư tiền nhưng chả bao giờ ôm nguyên cục tiền để mua cái nhà về làm món đồ đi ra đi vô.

Bí quyết của họ nằm ở sự tính toán, căn nhà có giá trị không nhỏ. Dù có 5 tỷ, thừa sức cầm cục 3 tỷ đi mua 1 căn. Nhưng họ sẽ không bao giờ cầm hết 3 tỷ đi mua 1 căn nhà. Vì tiền đã đi là tiền NGU, tiền đổi lấy 1 căn nhà là tiền đã chết.

Cho nên họ sẽ không dại dột giết chết tiền của họ. Họ muốn mua nhà 3 tỷ ư? Dùng 700 triệu để đặt cọc nhà sau đó vay trả từ từ. Số tiền kia để họ chia ra kiếm lời để trả tiền vay đó. Tính ra cuối cùng căn nhà có, 5 tỷ vẫn còn đó không hao hụt bao nhiêu cả.

=> Người thông minh không phải là người sống không có để mắc nợ ai. Mà người thông minh là người nợ người ta mà người ta vẫn nể.

Giống như câu “bạn đi vay 100 triệu bạn sợ NH, bạn đi vay 100 tỷ thì ngân hàng sợ bạn”. Và họ biết số tiền lãi họ bỏ ra không hề hấn gì so với khoản tiền họ có thể kiếm được.

ĐIỀU 4. Nở mày nở mặt và lo tương lai 

Mọi người có nhớ tới câu chuyện ông nhà giàu chạy xe tiền tỷ lại đi thế chấp chiếc xe để vay 100 triệu gì chưa?

Nhân viên ngân hàng chê người đó khùng tự nhiên đem cầm chiếc xe hơi chỉ để lấy 100 triệu nhưng thực ra ổng dùng cách này để thuê 1 chỗ giữ xe rẻ và an toàn nhất mà thôi.

Nói riêng về chuyện mua nhà thì người thông minh đi vay chỉ là họ muốn vay để có 1 đống người tư vấn có tâm thôi.

Cũng là câu chuyện đó, người giàu lợi dụng NH cũng là hình thức bảo đảm tài sản căn nhà đó chứ nhỉ.

Thay vì để sổ đỏ, giấy tờ nhà bị người ta lấy cắp, bị hư hao. Thay vì lo lắng tranh chấp thì coi như trả phí cho NH giữ giùm thôi mà (bị gì NH chịu).

Mua bảo hiểm cho căn nhà chưa chắc gì an toàn bằng gửi Ngân hàng.

=> Ở điều này, bài học đưa ra là đừng chỉ vì lý do trước mắt là an cư và tự do.

Mua nhà không phải để người ngoài nhìn vào bảo “ồ, giỏi quá!”

mà mua nhà là để bạn tự do tài chính về sau, là món đảm bảo giúp mình cảm thấy an tâm và tự tin hơn rất nhiều trong tương lai.

ĐIỀU 5. Âm thầm và phô trương 

Thường người nghèo mua nhà chẳng mục đích gì đâu. Chỉ vì muốn thoát cảnh ở trọ thôi. Và sợ cảnh phải trả nhiều tiền cho môi giới. Sợ mang tiếng nên mua trong thầm lặng khi nào mua xong mới thông báo.

Trong khi đó, người giàu lại khác, khi làm việc, giao thiệp và hợp tác kinh doanh. Thậm chí là quản lý nhân viên thì họ lại cố tình khui mẽ ra chuẩn bị mua nhà. Chi?

Nguồn: Webtretho

Bài liên quan: xem thêm